Đặc khu kinh tế Rason được thành lập vào những năm 1990 ở khu vực biên giới giữa Triều Tiên với Trung Quốc và Nga. Đây là điểm đến mơ ước của nhiều người Triều Tiên,nhà cái với những khu chợ sôi động bán hàng nhập khẩu.
Ông Lee Cha-woo, chuyên gia kinh tế Triều Tiên tại Đại học Teikyo ở Nhật Bản, cho biết: “Có rất nhiều xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc mà các khu vực khác không thể tìm thấy, cả xe máy và ô tô. Sau đó, những thứ như bia tươi Séc cũng bắt đầu tràn vào. Rason từng là thiên đường cho đến khoảng năm 2017 khi các biện pháp trừng phạt kinh tế bắt đầu có hiệu lực".
Theo ông Lee Cha-woo, việc đóng cửa biên giới trong thời kỳ đại dịch cũng khiến hoạt động ở thị trấn khoảng 200.000 dân này bị chững lại.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, các tàu đã cập cảng Rason lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Theo giới chức Mỹ và Hàn Quốc, các tàu Nga đến Rason có liên kết với hệ thống hậu cần quân sự của Moscow.
Các quan chức từ Seoul cho biết ước tính có khoảng 2.000 container nghi chứa đạn pháo đã được gửi từ cảng Rason.
Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc trên.
Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy sự gia tăng thương mại trong năm qua thông qua tuyến đường sắt tới Nga, mà hình ảnh cho thấy đã mở cửa tại đây vào năm 2011.
Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chiến lược An ninh Hàn Quốc Chung Songhak cho biết các kho hàng mới có thể đã xuất hiện vào tháng 5.
Ông Chung cho biết: "Khu vực này là nơi các đoàn tàu không được xác định đã xuất hiện trong một thời gian, nhưng đặc biệt là sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm Bình Nhưỡng nhân Ngày Chiến thắng 27.7 của Triều Tiên, nhiều toa tàu hơn đã được phát hiện".
Moscow và Bình Nhưỡng đã và đang thắt chặt mối quan hệ hơn khi đối mặt với phe phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 9 ở miền đông nước Nga trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim kể từ năm 2019.
Trung Quốc, với nền kinh tế lớn và quan hệ truyền thống với Triều Tiên, thường được xem là ứng cử viên để thúc đẩy sự phục hồi ở Rason.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự hợp tác sâu rộng giữa Triều Tiên với Nga có thể tạo ra hiệu quả trước mắt, khi hai bên đang trở nên thân thiết hơn trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine đang diễn ra.